Tuyệt chiêu định giá tài sản nên sử dụng trong doanh nghiệp

Phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp là phương pháp nhằm ước tính giá trị của doanh nghiệp. Theo thông lệ quốc tế và khu vực thì có 3 phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp chủ yếu.

Nội dung bài viết dưới đây được trung tâm định giá chia sẻ sẽ giới thiệu một trong 3 phương pháp đó là phương pháp định giá tài sản.

  1. Phương pháp tài sản

Đây là phương pháp được sử dụng khá phổ biến trong việc ước tính giá trị của doanh nghiệp. Phương pháp này được thiết lập dựa trên giá trị thị trường của tổng tài sản của doanh nghiệp.

Phương pháp này có thể áp dụng đối với đa số các loại hình doanh nghiệp mà tài sản của doanh nghiệp chủ yếu là tài sản hữu hình.

Thông tin được sử dụng trong quá trình thực hiện phương pháp định giá tài sản này:

  • Báo cáo tài chính.
  • Sổ sách kế toán.
  • Căn cứ thẩm định giá.
  1. Cách xác định và địn giá tài sản

Giá trị thị trường của doanh nghiệp được tính toán dựa trên bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp và giá trị của vốn chủ sở hữu được tính như sau:

E = A – D       

Với:              

  • E: Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu.
  • A: Giá trị thị trường của toàn bộ tài sản.
  • D: Giá trị thị trường của nợ.

Trong đó:

Giá trị thị trường của toàn bộ tài sản gồm có các loại tài sản sau và được xác định theo giá thị trường.

Định giá tài sản cho doanh nghiệp

  1. Định giá tài sản hữu hình

Đây là cách định giá tài sản bao gồm các tài sản là hiện vật ( tài sản cố định kể cả cho thuê, hàng hóa, vật tư, thành phẩm).

Đối những tài sản cố định mà không có giao dịch phổ biến trên thị trường thì nên sử dụng các phương pháp thẩm định giá (bất động sản, tài sản), máy móc thiết bị phù hợp khác để ước tính giá trị.

Đối với những hàng hoá, vật tư, thành phẩm không có giá trên thị trường thì xác định theo nguyên giá  ghi trên sổ sách kế toán * Tỷ lệ chất lượng còn lại tại thời điểm định giá

Tài sản bằng tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các giấy tờ có giá của doanh nghiệp vào thời điểm thẩm định giá.

Giá trị các khoản tài sản ký cược, ký quỹ ngắn hạn và dài hạn được xác định theo số dư thực tế trên sổ kế toán và phải được đối chiếu, xác nhận vào thời điểm thẩm định giá.

  • Giá trị các khoản đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp:

Về nguyên tắc khoản mục này phải được đánh giá một cách toàn diện về giá trị đối với doanh nghiệp được đầu tư. Tuy nhiên nếu các khoản đầu tư này không lớn thì có thể căn cứ vào số liệu của bên đối tác đầu tư để xác định.

  • Đối với các khoản phải thu:

Thông qua việc đối chiếu công nợ, đánh giá tính pháp lý, khả năng thu hồi nợ của từng khoản nợ cụ thể. Từ đó loại ra những khoản nợ mà doanh nghiệp khó đòi hoặc không thể đòi, và xác định giá trị thực tế của các khoản phải thu còn lại.

Đối với quyền thuê bất động sản thì tính theo thu nhập thực tế trên thị trường  (hoặc theo phương pháp chiết khấu dòng tiền thu nhập trong tương lai).

  1. Định giá tài sản vô hình của doanh nghiệp

Theo phương pháp này, người ta chỉ chấp nhận giá trị của các loại tài sản vô hình đã được xác định trên sổ kế toán vào thời điểm thẩm định giá hoặc lợi thế về quyền thuê tài sản. Còn đối với lợi thế thương mại của doanh nghiệp sẽ không được tính đến...

Bạn đang tìm kiếm trung tâm tư vấn, định giá tài sản uy tín?

 Tư vấn tại MuaBanNhanh

Vào xem hơn 291 tin tư vấn, hướng dẫn được đăng tại Mua Bán Nhanh. Tham khảo các thông tin tư vấn về về cách kinh doanh, mở cửa hàng và thông tin khác về mua bán hàng hóa - Đăng tin mua bán miễn phí hiệu quả tức thì. Xem ngay: Tư vấn hướng dẫn.
Đăng bởi Phương Thảo 27-12-2016 3854

Chuyên mục: Định giá tài sản
Các bài viết liên qua đến Tuyệt chiêu định giá tài sản nên sử dụng trong doanh nghiệp

Tin nổi bật Định giá tài sản

https://muabannhanh.net/
Địa chỉ: L3 Toà Nhà MBN Tower, 365 Lê Quang Định, Phường 5, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh 717866
MST: 0312 999 355
Email: info@muabannhanh.com
Tổng đài: 028 7300 6688