Các đối tượng cần thẩm định giá trị doanh nghiệp
Đối tượng áp dụng thường cần thẩm định giá trị doanh nghiệp và tư vấn định giá là các công ty đã và đang chuẩn bị cổ phần hóa; các công ty dự kiến sẽ có những thay đổi đáng kể về quyền sở hữu hoặc cơ cấu vốn của công ty: sáp nhập, liên doanh, liên kết, chuyển nhượng vốn, mua bán công ty hoặc nhượng quyền kinh doanh,...
Và thường là các công ty chuẩn bị phát hành trái phiếu lần đầu tiên ra công chúng hoặc các công ty đang trên đà phát triển và mở rộng quy mô hoạt động, hoặc có sự thay đổi về tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Các bước thực hiện thẩm định giá trị doanh nghiệp
Khảo sát sơ bộ, nắm bắt tổng quát về hồ sơ, tài liệu, tài sản doanh nghiệp cần định giá, mục đích thẩm định giá, thời điểm cần định giá, thời gian hoàn thành và các yêu cầu khác (nếu có) của doanh nghiệp.
Báo phí dịch vụ, thỏa thuận thống nhất mức phí.
Dự thảo hợp đồng, thảo luận thống nhất các nội dung hợp đồng; ký kết hợp đồng.
Lập kế hoạch tổng quát thực hiện hợp đồng; thông báo đến khách hàng kế hoạch thực hiện hợp đồng.
Tiến hành khảo sát, đánh giá chi tiết hiện trạng tài sản của doanh nghiệp; thu thập các hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan.
Lập kế hoạch chi tiết xác định giá trị doanh nghiệp.
Điều tra, thu thập các thông tin, số liệu thị trường, tổng hợp, phân tích, xử lý các thông tin, tài liệu, số liệu, chứng từ thu thập được và chọn thông tin, số liệu tin cậy phục vụ công tác định giá.
Thảo luận, lựa chọn các phương pháp định giá thích hợp, thực hiện thẩm định giá trị doanh nghiệp chính xác nhất.
Tổng hợp số liệu, dự thảo báo cáo thẩm định; kiểm tra, soát xét, chỉnh sửa báo cáo.
Tham khảo ý kiến phản hồi từ khách hàng.
Chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện và phát hành báo cáo thẩm định.
Hệ thống hồ sơ, tài liệu; sao lưu hồ sơ thẩm định; hoàn trả hồ sơ, tài liệu, chứng từ.
Bạn đang tìm kiếm trung tâm tư vấn, thẩm định giá trị doanh nghiệp uy tín - chất lượng?
Tin nổi bật Thẩm Định giá trị doanh nghiệp